Tên đầy đủ | Công Ty TNHH Pernod Ricard Việt Nam |
Địa chỉ | Lầu 26, Toà nhà Vietcombank, số 5 công trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Điện thoại, Fax | (084) 3829 8829 / (084) 3829 8829 |
Website, Email | https://www.pernod-ricard.com/ / https://www.facebook.com/pernodricardvn/ |
Sản phẩm | ĐỒ UỐNG CÓ CỒN |
Lượt xem | 1488 |
Chị Đặng Ngọc Hương, Giám đốc Pháp lý, Tuân Thủ và Đối Ngoại của Pernod Ricard tại Việt Nam |
Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, kiểm soát và xây dựng hệ thống quản lý nội bộ, đặc biệt trong các trường hợp tái cấu trúc, chị Đặng Ngọc Hương đã trải qua nhiều vị trí như Phó Tổng giám đốc điều hành Nhóm Công ty Trí Việt, TTN và kênh truyền hình HTV3; Luật sư Quốc gia, điều hành công việc kinh doanh tại Việt Nam của D.S Avocats, một hãng luật toàn cầu của châu Âu. Bên cạnh đó, chị còn là một nhà đàm phán, giúp các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác thành công với một số thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới.
Trước phóng viên là một phụ nữ nhỏ nhắn, điềm đạm và nữ tính. Khó có thể hình dung được chị đã và đang giữ các vai trò đòi hỏi nguyên tắc và sự quyết đoán khi ra các quyết định. Khi trò chuyện cùng chị mới cảm nhận được nguồn năng lượng mạnh mẽ, nhưng lại uyển chuyển, mềm mại từ chị. Có lẽ nhờ vậy mà mọi vấn đề phức tạp trong công việc của chị trở nên đơn giản và nhẹ nhàng.
Với kinh nghiệm của một luật sư gần 20 năm trong nghề, có phải chị đang rẽ hướng nghề nghiệp khi không tiếp tục điều hành công ty luật?
Tôi vẫn là luật sư và pháp lý vẫn là nền tảng trong công việc hàng ngày của tôi. Hiện nay, tôi quản lý về pháp lý của các công ty thành viên tại Việt Nam của Pernod Ricard – một tập đoàn quốc tế sở hữu danh mục sản phẩm danh tiếng trong ngành hàng đồ uống có cồn (ĐUCC) với hơn 240 thương hiệu cao cấp, có mặt trên 160 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh pháp lý, tôi phụ trách tuân thủ và đối ngoại, tham gia vào việc xây dựng hệ thống nội bộ và phát triển chính sách cho ngành đồ uống có cồn tại Việt Nam. Thật sự, so với công việc quản lý điều hành công ty luật trước đây, vai trò hiện nay của tôi nhiều màu sắc hơn. Tôi vừa phải đảm bảo việc kinh doanh tuân thủ pháp luật nhưng cũng phải đồng hành với doanh nghiệp, cân bằng lợi ích kinh doanh và lợi ích của cộng đồng. Tất cả là trải nghiệm thú vị và quý giá đối với tôi.
Công việc hiện tại của chị có nhiều thách thức không trong việc chống hàng giả, hàng lậu?
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ lưu thông rượu không chính thức rất cao, khoảng 60% đến 70% sản phẩm rượu lưu thông trên thị trường là bất hợp pháp. Điều này thật sự nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng. Khi tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về thuế, phí, các sản phẩm rượu nhập khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thường có giá cao hơn các sản phẩm trôi nổi, không rõ xuất xứ. Điều này là một thách thức rất lớn với chúng tôi nói riêng và ngành nói chung, khi chúng tôi vừa phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng cao do các khó khăn từ chuỗi cung ứng; vừa phải cân đối làm sao để ổn định giá bán, đảm bảo cho người tiêu dùng tiếp cận được hàng tốt, giá tốt.
Hàng loạt các vụ ngộ độc rượu gần đây cho thấy rằng nếu không có những hành động và hỗ trợ phù hợp từ chính phủ, đặc biệt là việc ổn định và có các chính sách thuế, phí hợp lý thì giá cả sản phẩm rượu hợp pháp, kể cả sản xuất nội địa hay nhập khẩu, sẽ phải điều chỉnh tăng. Hệ lụy là thị trường rượu kém chất lượng, rượu giả sẽ phát triển khi đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng về giá cả.
Tuy nhiên, thách thức không làm tôi cảm thấy nản lòng, vì tôi cảm thấy bản thân đang được tham gia vào việc đóng góp cho những thay đổi tích cực của cộng đồng. Pernod Ricard đang nỗ lực thực hiện công cuộc chống hàng giả, hàng lậu tại Việt Nam bằng việc phát triển và ứng dụng công cụ xác minh sản phẩm rượu thật có tên là Scandi. Với ứng dụng Scandi, khi quét mã QR trên cổ chai rượu của chúng tôi, người tiêu dùng sẽ có đầy đủ thông tin về sản phẩm. Để người tiêu dùng được trải nghiệm sản phẩm chất lượng quốc tế với giá thành nội địa, chúng tôi thiết lập các phân khúc sản phẩm với giá thành vừa phải và đã sản xuất rượu chất lượng quốc tế tại Việt Nam.
Tham gia vào một công ty kinh doanh ĐUCC, là phụ nữ, chị có gặp nhiều khó khăn, trở ngại gì?
Chúng ta hay nghĩ là vào làm việc cho ngành rượu thì thường là đàn ông mới phù hợp. Thế nhưng điều này hoàn toàn không chính xác. Mục tiêu của Pernod Ricard là “Điều tuyệt vời đến từ môi trường làm việc tốt đẹp và bình đẳng”. Phụ nữ làm việc tại công ty được khuyến khích phát triển nghề nghiệp, và được trao quyền để phát huy khả năng. Hiện tại, có đến 59% các vị trí quản lý của công ty tại Việt Nam là nữ giới.
PRVN có tôn chỉ rõ ràng và hành động xuyên suốt là “Drink with Responsibility”, tức là sử dụng ĐUCC có trách nhiệm. Dù bạn thuộc giới tính nào thì cũng không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá mức ĐUCC vì trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với cộng đồng. Chúng tôi còn có chương trình "Power of No", nghĩa là quyền nói không, khuyến khích việc bạn từ chối sử dụng ĐUCC nếu bạn không thoải mái hoặc sức khoẻ không cho phép. Chương trình này đã tiếp cận được 7 triệu bạn trẻ độ tuổi từ 18-30 tại Việt Nam. Đây là độ tuổi sử dụng ĐUCC nhiều nhất, nên có thể nói "Power of No" mang lại ý nghĩa rất lớn cho cộng đồng.